Thursday, October 23, 2014

Việt Nam và Philpipines có thể mua sắm chung vũ khí ở Biển Đông?

Việt Nam và Philippines có thể bảo vệ yêu sách lãnh thổ của mình ở Biển Đông tốt hơn bằng mô hình mua sắm vũ khí chung, khai thác lợi thế kinh tế của mỗi nước

Bài viết của tác giả Nah Liang Tuang - Nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang. Bài viết được đăng trên The Diplomat.

Vào giữa năm 2014, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã hạ đặt một giàn khoan với sự hộ tống tàu bảo vệ bờ biển trong vùng biển yêu sách của Việt Nam. Trước đó, vào tháng 3/2014, Trung Quốc đã cố ngăn cản hoạt động tiếp tế cho lính thủy đánh bộ của Philippines đóng ở Bãi Cỏ Mây. Được tiếp sức bởi một nền kinh tế góp phần tạo nên ưu thế quân sự vượt trội trong khu vực, Bắc Kinh dường như đã quyết tâm hiện thực hóa tham vọng sáp nhập Biển Đông và các vùng lãnh thổ yêu sách của mình.

Nhưng dù hải quân Việt Nam và Philippines có yếu hơn so với Trung Quốc, họ vẫn không nhất thiết phải chấp nhận việc chủ quyền của mình đang dần bị ăn mòn, cuối cùng là từ bỏ vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và cả những yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Trên thực tế, gần đây Việt Nam đã mua một số tàu ngầm lớp Kilo của Nga và đặt mua tàu hộ tống loại nhỏ lớp Sigma của Hà Lan. Trong khi đó, Philippines đã nhận hai tàu tuần dương hạm cũ của lực lượng Tuần duyên Mỹ, đây là những nỗ lực nhằm nâng cao năng lực trên biển của hai quốc gia này. Tuy nhiên, có thể và cần phải làm nhiều hơn nữa để cân bằng với một Trung Quốc đang triển khai ngày càng nhiều tàu bảo vệ bờ biển tới Biển Đông.

Tình khả thi về mặt kinh tế trong việc bảo vệ vùng EEZ

Cũng giống như việc đất liền sẽ không thể kiểm soát được nếu như không có quân đội, , các vùng biển sẽ không thể có sự kiểm soát và ảnh hưởng nếu như không có các phương tiện hoạt động trên biển. Vì nguyên tắc “chiếm hữu tạo hiệu lực pháp lý” có cơ sở để áp dụng tại đây, nên cả Hà Nội và Manila phải hiện diện đầy đủ trong vùng EEZ của mình để biến các yêu sách pháp lý thành nguyên trạng thực tế, bất chấp mục tiêu “đường 9 đoạn” bành trướng của Bắc Kinh.

Bởi vậy, khi xét đến vấn tranh chấp chủ quyền, điều quan trọng không phải là việc sở hữu nhiều tàu chiến hiện đại về mặt công nghệ - những chiếc tàu như vậy sẽ không thể thực hiện các cuộc tuần tra kéo dài hàng năm ở các vùng EEZ (còn phải lưu ý đến nhu cầu sửa chữa và hoạt động thử nghiệm trên biển); thay vào đó là khả năng triển khai các tàu hoặc máy bay tuần tra, tuy kém hiện đại hơn về mặt công nghệ nhưng lại nhiều hơn về mặt số lượng, góp phần duy trì sự hiện diện liên tục của lực lượng chấp pháp ở vùng EEZ. Thực tế, Bắc Kinh đã nhận ra điều này và họ đã triển khai Lực lượng Bảo vệ Bờ biển ở các vùng biển gần quần đảo Trường Sa. Nếu Philippines và Việt Nam vẫn muốn kiểm soát các vùng biển ở Biển, họ cần phải tăng cường năng lực trên biển.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào ngân sách quốc phòng khá khiêm tốn của Philippines và Việt Nam tương đối, vì vậy bất kỳ việc mua sắm số lượng lớn các tàu tuần tra đều phải tính đến khía cạnh kinh tế. Về điểm này, Philippines và Việt Nam có thể đi theo mô hình mua sắm tập thể của Châu Âu trong chương trình hợp tác sản xuất máy bay chiến đấu Eurofighter và Tornado.

Vào những năm 1970 và từ những năm 1990 đến đầu những năm 2000, Tornado là loại máy bay do Anh, Đức và Italia hợp tác sản xuất, còn máy bay Eurofighter do Anh, Đức, Italia và Tây Ban Nha hợp tác sản xuất. Các dự án hợp tác sản xuất máy bay này không chỉ cho phép chia sẻ chi phí sản xuất, quan trọng hơn là sản xuất được loại máy bay đủ tiêu chuẩn, vì vậy các lợi thế kinh tế nhờ quy mô và những chi phí đơn vị hợp lý có thể được hiện thực hóa. Việc áp dụng từng phần cách tiếp cận mua sắm tập thể như vậy đối với trường hợp của Philippines và Việt Nam có thể bao gồm các bước sau:

1) Sản xuất các loại tàu đạt tiêu chuẩn và các trang thiết bị cho thủy thủ ở một nước thứ ba có sự ủng hộ về mặt chính trị và sẵn sàng đưa ra mức giá hợp lý. Đây phải là một quốc gia sở hữu nền công nghiệp đóng tàu phát triển có năng lực về hiệu quả chi phí sản xuất nếu như đơn hàng đủ lớn (24 tàu). Nhật Bản là một ứng cử viên tiềm năng.

2) Hợp tác mua sắm các hệ thống máy và động cơ đẩy được mua từ một quốc gia đang tìm kiếm sự cân bằng với bá quyền Trung Quốc ở khu vực. Việc mua sắm chung như vậy có thể được hưởng chiết khấu và mức giá cạnh tranh, dựa trên những yếu tố chính trị. Nhật Bản và Mỹ là hai nguồn cung cấp khả thi.

3) Cùng mua sắm các thiêt bị hệ thống định vị nhạy cảm phi an ninh, kể cả việc lắp đặt các trang thiết bị phụ kiện cho vũ khí, phù hợp với các mục đích chung và các loại súng máy hạng nặng mà Philippines và Việt Nam đều sử dụng. Một lần nữa, các trang thiết bị này có thể mua từ các nguồn như Nhật Bản và Mỹ, hai nước sẵn sàng đưa ra mức giá chiết khấu cao cho các đơn hàng được ủng hộ về mặt chính trị.

Sau khi hoàn thành các bước xây dựng cơ bản này, Hà Nội và Manila sẽ nhận bàn giao thiết bị cho lực lượng của mình như thỏa thuận đã thống nhất giữa hai bên, sẽ sở hữu các thành phần nhạy cảm như ra-đa, tổ hợp phương tiện thông tin, pháo tự hành bằng hệ thống điều khiển hỏa lực tự động, thậm chí là các thiết bị hiện đại hơn như thiết bị phát hiện tàu ngầm và trang thiết bị bổ sung, được lắp đặt tại các căn cứ hải quân của hai nước. Nếu như tất cả điều này có thể được thực hiện, đây sẽ là một cách tiếp cận hợp lý về mặt ngân sách cho cả Việt Nam và Philippines nhằm tăng cường năng lực bảo vệ bờ biển hoặc năng lực hải quân phụ trợ.

Những lợi ích vô hình

Việc Việt Nam và Philippines được trang bị những chiếc tàu tuần tra hiện đại hơn sẽ tạo ra những lợi ích hữu hình, chẳng hạn như tăng cường khả năng giám sát vùng EEZ và phòng tránh hay chặn đứng các hoạt động phi pháp trên biển, đồng thời giúp tăng cường khả năng đối phó những hoạt động xâm nhập của Trung Quốc. Tuy nhiên, chính những lợi ích vô hình mới quan trọng hơn, đó là: tăng cường ngoại giao quốc phòng trong nội khối ASEAN, thường chỉ xảy ra khi có hợp tác quân sự song phương chặt chẽ hơn (trong đó vấn đề hợp tác mua sắm chung chắc chắn là một yếu tố quan trọng); tạo ra một thỏa thuận tạm thời giữa Hà Nội và Mania là chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa cuối cùng cần phải được chia sẻ, giúp tránh nảy sinh những tranh chấp lãnh thổ giữa họ trong tương lai; và góp thêm sự tự tin cho Philippines rằng nước này có thể xây dựng được năng lực mà không cần phải dựa vào những nguồn tài trợ công khai.

No comments:

Post a Comment